• "Passport to Marketing", series video chia sẻ từ những người dẫn đường kinh nghiệm, sẽ là "giấy thông hành" giúp bạn sải bước tự tin vào thế giới Marketing đầy màu sắc, với những hiểu biết nền tảng và định hướng nghề nghiệp rõ ràng về nơi bạn muốn đến.
  • Mở một của hàng đồ ăn vặt cho giới trẻ tưởng chừng đơn giản, nhưng theo kinh nghiệm kinh doanh thành công của một số người đi trước, các bước chuẩn bị phải hết sức cẩn trọng. Để có được lượng khách hàng đông đảo, trước hết phải xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu muốn nhắm tới.
  • Các hướng đi cho người đam mê về Digital Marketing khi mới bắt đầu vào nghề. Bài chia sẻ này rất cụ thể, dễ hiểu và vô cùng bổ ích
  • Tôi có cô bạn sống ở Bỉ. Mùa đông năm ngoái lạnh quá, cô ấy khoe vừa mở được hộp Cao Sao Vàng bôi vào chân tay
  • Rất nhiều thương hiệu trên thế giới đã biết tận dụng tính tương tác và lan truyền của Digital Marketing kết hợp với những ý tưởng truyền thông sáng tạo để cho ra đời những chiến dịch tiếp thị thành công hơn cả mong đợi.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Những điều cần biết khi làm Social Media Những điều cần biết khi làm Social Media

Nếu bạn có ý định trở thành một nhà hoạch định chiến lược trong lĩnh vực truyền thông xã hội (Social Media) cho một công ty nào đó thì đoạn Infographic thống kê dưới đây sẽ rất có ích cho bạn. Theo đó, hiện nay có gần 80% các doanh nghiệp có sử dụng Social Media và họ cần một người có thể đứng ra quản lý kênh giao tiếp xã hội này. Công việc hoạch định chiến lược về Social Media chỉ thích hợp với những người có tầm nhìn xa, năng động và phải biết tiếp thu những công nghệ mới để phục vụ cho công việc của mình.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Marketing Career (Phần 4): Làm tại Client - đúng nghĩa marketer!

Tiếp theo bài viết lần trước, bài viết lần này chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi: “Mỗi phân ngành của marketing cần những tố chất và kỹ năng gì?”. Đây thật sự là một câu hỏi khá rộng, nên tôi sẽ trả lời thành nhiều phần nhỏ.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Marketing Career (Phần 3): 3 Lời Khuyên

Trong bài thứ 2 của loạt bài Marketing Career, các bạn đã biết đến 5 nhóm công ty trong ngành Marketing Communication và số vị trí lên đến hơn 100 vị trí trong các nhóm công ty này. Bạn có thể cảm thấy “ngộp” vì sự đa dạng của các vị trí trong ngành, và “hoang mang” về việc “em sẽ đi đâu về đâu”. Và đâu đó sẽ có những bạn cảm thấy lý luận “em sẽ dành 3 năm đầu trong ngành marketing để trải nghiệm các vị trí” được củng cố thêm. Không thử sao biết, phải không?
Có 3 lời khuyên cho các bạn ở tình cảnh và suy nghĩ trên:

Lời khuyên 1: Bình tĩnh

Mặc dù có hơn 100 vị trí và đặc thù công việc khác nhau, nhưng về cơ bản – các vị trí đều liên quan đến nhau và phối hợp chặt chẽ trên cùng một quy trình. Vì vậy, làm ở vị trí này không có nghĩa là “mù tịt” về các vị trí còn lại.
Và rất may mắn là trong hơn 100 vị trí ấy, thì có khoảng 10 vị trí là “khởi điểm” – tức là nền tảng phân nhánh của các công việc khác.
Ví dụ như từ vị trí Account Manager, bạn có thể phát triển thành Account Director, Business Development Manager hay Communication Planning. Tức là nếu làm tốt ở một vị trí “nền tảng”, bạn vẫn có thể lựa chọn các hướng phát triển khác nhau sau đó.

Lời khuyên thứ 2: “Do or do not. There is no try”

Đó là một lời thoại nổi tiếng của nhân vật Yoda trong bộ phim Star Wars. Và lời khuyên đó cũng rất đúng với ngành marketing.
Bạn có biết câu “em sẽ dành 3 năm đầu trong ngành marketing để trải nghiệm các vị trí trong ngành marketing” nằm trong top 5 câu nói mà các nhà tuyển dụng... ghét nhất không? Buồn thay, đó lại là câu nói cửa miệng của rất nhiều các bạn sinh viên mới ra trường.

Tại sao vậy? Vì thông qua câu nói đó, bạn bộc lộ 3 biểu hiện về sự thiếu chuyên nghiệp:
  • Bạn thiếu sự cam kết và gắn bó với công ty. Bạn “trải nghiệm”, “thử” có nghĩa là bạn có thể dừng công việc hay bỏ đi bất cứ lúc nào. Đối với một nhân sự mới ra trường, các công ty thường mất từ 6 đến 9 tháng để đào tạo – và nếu các bạn làm thật sự tốt, thì 2 năm là khoảng thời gian tối thiểu để công ty “thu hồi vốn”. Chẳng công ty nào muốn đầu tư cho những người thiếu cam kết.
  • Việc trải nghiệm hay thử là mục tiêu cá nhân của bạn, không phải của công ty. Công ty muốn tìm người phù hợp để tạo ra giá trị, hay xa hơn là gắn bó lâu dài với công ty. Bạn không có “trải nghiệm” bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đừng mang công việc ra để trải nghiệm.
  • Tại sao lại là bây giờ? Tại sao lúc ra trường rồi bạn mới “trải nghiệm” – thời sinh viên của bạn làm gì? Vì lý do đó, các công ty rất ưu tiên tuyển các bạn có kinh nghiệm hoạt động Đoàn/Sinh viên hay có kinh nghiệm đi làm từ lúc còn là sinh viên. Không phải vì những kinh nghiệm đó, mà vì họ biết rõ mình muốn gì hơn những bạn chưa-thử-bao-giờ.

Lời khuyên thứ 3: Kỹ năng quan trọng hơn kiến thức

Rất nhiều bạn khi lựa chọn marketing là nghề nghiệp của mình thì đổ xô đi học các khóa như “Giám đốc thương hiệu” hay “Tinh hoa quản trị”, hoặc mua những sách xa xôi như “Marketing 3.0”. Những kiến thức đó sẽ rất có ích, nhưng không phải ngay bây giờ – khi bạn mới khởi đầu ngành marketing.

Khi bắt đầu ngành marketing, hầu hết các bạn sẽ bắt đầu ở những vị trí Executive – dân da gọi nôm na là “cu ly”, tức là làm mọi việc. Và yếu tố đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của bạn là “bạn làm tốt những việc đơn giản thế nào” chứ không phải “bạn biết những chiến lược gì”.

Hãy tham khảo yêu cầu của từng cấp bậc trong ngành Marketing Communication:
Nói ngắn gọn, nếu kiến thức là “tôi biết đó là gì” thì kỹ năng là “tôi biết cách để làm điều đó”. Và marketing là ngành luôn cần “make it happen”, là ngành của những giải pháp thực tiễn chứ không phải là những lý luận học thuật.

Đó là lý do có những bạn vác một đống bằng cấp Giám đốc này, Trưởng phòng kia mà vẫn không được công ty nào nhận vào phòng Marketing. Vì họ thiếu những kỹ năng cơ bản để thành công trong công việc, như Kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, óc quan sát hay khả năng suy nghĩ logic.

Thậm chí, có những công ty quảng cáo lớn khi tuyển Account Executive chỉ cần 3 yếu tố: ngoại hình ưa nhìn, giao tiếp tiếng Việt & tiếng Anh tốt và kỹ năng thuyết trình tốt. “Đó là 3 vấn đề về tố chất, rất khó rèn luyện. Các thứ khác, tụi anh sẽ dạy được.” – anh Giám đốc Quan hệ khách hàng (Head of Client Services) của công ty này chia sẻ ngắn gọn.

Thật vậy, trong những năm “đầu đời” của ngành marketing, việc bạn viết một email tiếng Anh không sai chính tả – làm một bài thuyết trình xúc tích và dễ hiểu, còn quan trọng hơn nhiều so với những chiến lược chưa-dùng-thử-bao-giờ trong đầu.

Một yếu tố khác để bạn tập trung vào kỹ năng, là công ty (nơi bạn làm việc) sẽ trang bị cho bạn kiến thức. Không nơi nào học tốt về thị trường Beverage (nước giải khát) bằng Vietnam Brewerly Ltd (công ty sở hữu nhãn hàng Tiger, Heineken…). Không nơi nào học về thị trường Giặt ủi tốt bằng Unilever. Không trường lớp và sách vở nào tốt bằng cả.

Vấn đề của bạn chỉ là vào được những nơi “tốt nhất” ấy thôi. Chuyện nhỏ mà, phải không?
 Nguồn: AiiM

Cùng PR tạo thương hiệu mạnh #PR

Vấn đề thương hiệu thật ra là trung tâm của chiến lược marketing. Ngày nay do sự tham gia của nhiều học giả vào lĩnh vực này, marketing đã khoác vào bản thân của nó quá nhiều thuật ngữ chuyên môn khó hiểu.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Chi tiết Marketing Career (Phần 2): Giới thiệu tổng quan về các loại công ty trong ngành marketing.

Điều đầu tiên bạn cần tâm niệm khi tìm hiểu về ngành marketing là “Ngành marketing là một thế giới rất rộng lớn và nhiều sắc màu với những con người cá tính và thú vị.” Sự đa dạng của ngành marketing (marketing industry) thể hiện ngay ở điểm có nhiều loại công ty và nhiều phân ngành nhỏ. Và mỗi loại công ty – mỗi phân ngành lại yêu cầu/đề cao những giá trị khác nhau của một nhân sự.

Hãy bắt đầu bằng khái niệm thân quen nhất: “4P”. Để thật sự làm việc bao quát toàn quy trình 4P: Sản phẩm – Giá Thành – Bày bán – Chiêu Thị, thì bạn cần làm việc tại những công ty sản xuất (manufacturing companies).



Đó là những tập đoàn như Unilever, Pepsi, Coca Cola... họ sáng tạo, sản xuất và chiêu thị để bán được sản phẩm cho người tiêu dùng (consumers). Và trong ngành marketing, họ được gọi là “client” hay “advertiser” – khách hàng, hay người chi tiền quảng cáo. Nguồn gốc của ngành marketing bắt nguồn từ những nỗ lực thấu hiểu và tác động vào thị trường, từ đó mang lại kết quả là sự tăng trưởng về doanh số bán hàng và các lợi thế bền vững cho các công ty sản xuất. Marketing, trước tiên phải bắt nguồn từ “sản phẩm vật chất” là các sản phẩm đang bày bán và các công ty sản xuất.

Nếu những công ty như Unilever là “khách hàng” thì ai sẽ phục vụ họ? Đó là những công ty “agency” – những công ty dịch vụ trong marketing. Đó là những công ty như Ogilvy & Mather (O&M), Saatchi & Saatchi, Dentsu, Leo Burnett [Advertising agency] hay Mindshare, Mediacom, Starcom, Dentsu Media [Media agency], hoặc TNS (nay là Kangtar Media), AC Nielsen (nay là Nielsen), IPSOS, MillWard Brown [Research agency]...



Nói ngắn gọn: các công ty “client” bao quát toàn bộ quá trình 4P của một sản phẩm, thì trong mỗi “P” họ sẽ có những công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ tương ứng. Đối với Sản phẩm (Product) thì các công ty Nghiên cứu thị trường (Research Agency) sẽ góp phần hỗ trợ rất nhiều, đến phần Giá thành (Pricing) thì sẽ là sự tư vấn của cả Nghiên cứu thị trường (về người tiêu dùng và thị trường) lẫn công ty Quảng cáo (Định vị sản phẩm, hình ảnh thương hiệu). Mảng Bày bán (Place) cũng rất cần sự hỗ trợ của công ty Quảng cáo trong nỗ lực Quảng bá tại điểm bán (POSM – Point of Sales Marketing). Cuối cùng là Chiêu Thị (Promotion) là lúc client cần công ty Quảng cáo và công ty Truyền thông (Media Agency) hỗ trợ nhiều nhất.

Các công ty “client” bao quát toàn bộ quá trình 4P của một sản phẩm, thì trong mỗi “P” họ sẽ có những công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ tương ứng ("agency"). 

Tổng kết lại, với ngành Marketing – bạn sẽ có 5 lựa chọn về loại công ty & chức năng:

1. Công ty sản xuất – hay còn gọi là Khách hàng – “Client”: làm tại các công ty khách hàng (client) có nghĩa là “làm nhiều việc cho một người”. Nếu bạn làm trong Brand team của Omo chẳng hạn, thì bạn sẽ tham gia vào tất cả các quy trình (trừ sản xuất) của sản phẩm từ giai đoạn đầu đến lúc đến tay người tiêu dùng: test sản phẩm, test concept truyền thông, lên kế hoạch communication & trade cả năm, brief cho agency, thực hiện cùng agency, đo lường – quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông và bán hàng.



Các công ty nổi tiếng trong mảng này có thể được kể tên rất dễ dàng – đó chính là những công ty/tập đoàn thành công với thị phần và ngân sách quảng cáo lớn. Đó là Unilever, Procter & Gamble (FMCG), Pepsi, Coca Cola, Tân Hiệp Phát, URC, King Đô, Orion (F&B), Samsung, Sony, Nokia (ICT) …

2. Công ty quảng cáo – Advertising agency: là những công ty cung cấp dịch vụ tư vấn dựa trên chuyên môn cao (expertise) về thương hiệu (brand), truyền thông (communication) , sáng tạo (creativity) và thực thi (execution).



- Các công ty nổi tiếng trong ngành như Ogilvy & Mather (Mỹ), JW Thomson (Mỹ), Saatchi & Saatchi (Anh), Dentsu (Nhật), Cowan (Úc) …

- Các bạn có thể tham khảo thêm một danh sách các công ty quảng cáo tại Việt Nam: http://www.toiyeumarketing.com/share/vietnam-agency-directory-pr-advertising-media-digital/

3. Công ty truyền thông – Media agency: là những công ty sử dụng sự thấu hiểu về người tiêu dùng và các công cụ truyền thông để truyền tải những sản phẩm sáng tạo (từ client và advertising agency – ví dụ như TVC, Print-Ads) đến với người tiêu dùng tiềm năng.



4 tập đoàn truyền thông lớn nhất tại Việt Nam:


  • GroupM (bao gồm 4 công ty bắt đầu bằng chữ M: Mindshare, Mediacom, Maxxus, MEC)
  • Publicis (bao gồm 5 công ty Starcom, Zenith, Opti, Equinox và Performics),
  • Dentsu Asia Network (bao gồm 3 công ty Dentsu Vn, Dentsu Alpha và Dentsu Media)
  • Và tập đoàn local duy nhất: Đất Việt Group – VAC (bao gồm các công ty như Đất Việt Media, TKL Media, Đông Tây Promotions …)


4. Công ty nghiên cứu thị trường – market research agency: khác với 2 loại agency trên, thì agency về nghiên cứu thị trường tham gia rất sâu vào cả quá trình xuyên suốt của 4P từ thử nghiệm ý tưởng sản phẩm (product test) đến đo lường hiệu quả truyền thông…


- Các công ty nổi tiếng trong mảng này như AC Nielsen – nay là Nielsen, Taylor Nielsen – hay còn gọi là TNS, nay là Kangtar Media, FTA (agency Việt Nam), Epinion (agency Đan Mạch), MillWardBrown ….

5. Các dịch vụ hỗ trợ: là những công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ngành như quay phim, chụp hình, lồng tiếng …



Vậy việc bạn làm gì trong ngành marketing phụ thuộc phần nhiều vào bạn làm tại loại công ty và phân ngành nào, từ đó sẽ quyết định bạn phải “học marketing” ra sao.


 Nguồn: AiiM

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Marketing Career (Phần 1): Lối đi nào cho ta?

Suốt thời gian qua, liên tục các câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ bạn đọc là:



“Marketing và quảng cáo có khác nhau không? Em nghe nói còn có PR và digital nữa?” 
“Em học trong trường và đọc rất nhiều sách của Phillip Kotler, Al Ries và Jack Rout – thấy nói marketing rất rộng – từ sản phẩm đến phân phối, vậy làm marketing chính xác là làm gì?”
“Em được nhận vào làm Marketing Executive của một công ty, em muốn phát triển lên thành Brand Manager thì cần phải học hỏi gì nữa?”
“Em được nhận vào một agency nhưng em chưa rõ agency là làm gì? Em thấy làm bên Brand có vẻ tốt hơn?”
Hay chỉ đơn giản là:
“Làm marketing chính xác là làm gì, và để làm tốt thì phải “học marketing” như thế nào? Và em có nên theo marketing không?”

Trong lớp học và trong nhiều sách textbook căn bản, chúng ta được nghe đến 4P của marketing: Product, Price, Place & Promotion. Chỉ riêng mỗi “P” cũng đã là một lĩnh vực mênh mông – nên rốt cuộc là mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường – có thể đóng góp gì và nên bắt đầu ở đâu?



Khi nhắc đến marketing, thì với tư cách là một người tiêu dùng – chúng ta thường nghĩ đến những ấn phẩm quảng cáo (nhiều nhất có lẽ là TVC quảng cáo) của các nhãn hàng như Omo, Pepsi, Coca Cola, … Chúng ta xem những đoạn quảng cáo đó từ lúc còn bé tý (và thật sự trẻ em hầu hết đều rất thích xem quảng cáo), xuýt xoa rằng sao đoạn phim chỉ chiếu trong một thời gian ngắn 30s mà lại có thể truyền tải nhiều ý nghĩa như vậy. Chúng ta lớn lên với mong muốn “mình cũng muốn làm ra 1 mẫu quảng cáo như vậy” và ta nghĩ rằng ta thích marketing.

Lớn lên một chút, nhất là khi vào đại học – ta được biết Omo, Pepsi, Coca, Kinh Đô … chỉ là những nhãn hàng (brand) của một tập đoàn – và một tập đoàn có rất nhiều nhãn hàng. Ta ồ lên thích thú khi biết rằng Omo, Viso, Surf, Dove, Pond’s, Vaseline … đều là của Unilever, và Pepsi, Sting, 7-up, Twister … cùng thuộc về Pepsi Co. Ta đọc sách marketing, và thấy rằng ngoài những mẫu TVC, những mẫu Print-Ads thì còn có những chiến lược về thương hiệu, sản phẩm, phân phối và giá cả. Ta say mê những quyển sách như “22 quy luật bất biến của marketing” (Al Ries & Jack Rout), “Khác biệt hay là chết” (Jack Rout), “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” (Al Ries & Laura Ries). Ta thấy thế giới marketing thật rộng và thật đẹp. Và ta tự nhủ rằng Unilever, Pepsi là những điểm đến lý tưởng, và ta sẽ được làm những mẫu quảng cáo tuyệt vời mà ta đã và đang xem trên TV.



Nhưng sắp tốt nghiệp đại học, ta lại nghe về một phân ngành khác của marketing gọi là “agency” – hay còn gọi là những công ty “cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo”, và chính những công ty này mới là người trực tiếp làm ra những đoạn TVC, những mẫu Print-Ads (quảng cáo báo) mà chúng ta từng xuýt xoa, còn các tập đoàn như Unilever, Pepsi chỉ làm những khâu “đầu-cuối”: đưa ra yêu cầu và lựa chọn giải pháp từ agency. Và khi thử ứng tuyển vào những công ty agency này, thì họ lại không yêu cầu nhiều về những tư tưởng/chiến lược mà ta hằng ấp ủ – thay vào đó lại hỏi về những kỹ năng rất... tỉ mỉ: tiếng Anh, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, định hướng nghề nghiệp...



Cảm giác như họ chẳng hề trân trọng chút kiến thức marketing nào chúng ta đã được dạy và tự học trong suốt khoảng thời gian đại học?

Để trả lời câu hỏi trên thì chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi trước đó:

“Bạn sẽ làm marketing tại loại công ty nào?”

Hầu hết các bạn thích marketing đều có thể kể tên nhiều tập đoàn lớn với ngân sách quảng cáo khổng lồ như Unilever, Pepsi, Coca Cola … và các vị trí “rất kêu” như Brand Manager, Chief Marketing Officer – nhưng các bạn chưa hề biết hết tất cả các vị trí trong ngành marketing, đặc biệt là các vị trí đầu tiên để bắt đầu nấc thang nghề nghiệp.

Có rất nhiều cách phân loại theo tố chất, vị trí nhưng chúng tôi sẽ chọn cách phân loại cơ bản nhất: theo chức năng của từng loại hình công ty.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 5 loại công ty và chức năng của các công ty trong thế giới marketing trong bài viết tiếp theo.

>>> Xem thêm: Chi tiết Marketing Career (Phần 2): Giới thiệu tổng quan về các loại công ty trong ngành marketing.

* Nguồn: AiiM

Một đồng xu



Một đồng xu



Có hai bạn trẻ, một người Anh và một người Do Thái cùng đi xin việc làm. Một đồng xu của ai đó đánh rơi trên mặt đất. Anh bạn trẻ người xứ sương mù đi ngang qua trông thấy nhưng phớt lờ, còn anh bạn trẻ người Do Thái thì cúi xuống nhặt, nét mặt tỏ vẻ hân hoan.

Nhìn thấy hành động của anh bạn Do Thái, anh bạn trẻ người Anh tỏ ra khinh thường, lẩm bẩm: "Một đồng xu cũng nhặt, thật chẳng ra làm sao cả". Chờ cho anh bạn trẻ người Anh đi qua, anh bạn trẻ người Do Thái nói: "Nhìn thấy tiền mà ngoảnh mặt làm ngơ, thật là lãng phí của Giời!".

Hai người cùng đến xin việc ở một công ty. Doanh nghiệp rất nhỏ, công việc thì nặng nhọc mà tiền lương thì chẳng được là bao, anh bạn trẻ người Anh chẳng nói chẳng rằng vội vã bỏ đi, còn anh bạn trẻ người Do Thái thì tình nguyện xin vào làm việc.

Hai năm sau, hai người tình cờ gặp nhau trên đường phố. Anh bạn trẻ người Do Thái đã trở thành Giám đốc công ty, còn anh bạn trẻ người Anh vẫn chưa xin được việc làm. Không hiểu được sự việc, anh ta bèn hỏi: "Anh là người chẳng xuất sắc gì lắm, sao lại phất nhanh như thế?". Anh bạn Do Thái đáp: "Tôi không bỏ qua từng đồng xu như anh. Một đồng xu cũng không quan tâm, làm sao anh có thể trở nên giàu có được?".

Anh bạn trẻ xứ sương mù đâu phải là không cần tiền, nhưng trong con mắt của anh, anh chỉ muốn những khoản tiền lớn, song lại quên câu thành ngữ: "Tích tiểu thành đại", vì vậy ước mơ làm giàu của anh ta phải đợi đến ngày mai. Đó là lời giải đáp cho câu hỏi của anh bạn trẻ người Anh.