• "Passport to Marketing", series video chia sẻ từ những người dẫn đường kinh nghiệm, sẽ là "giấy thông hành" giúp bạn sải bước tự tin vào thế giới Marketing đầy màu sắc, với những hiểu biết nền tảng và định hướng nghề nghiệp rõ ràng về nơi bạn muốn đến.
  • Mở một của hàng đồ ăn vặt cho giới trẻ tưởng chừng đơn giản, nhưng theo kinh nghiệm kinh doanh thành công của một số người đi trước, các bước chuẩn bị phải hết sức cẩn trọng. Để có được lượng khách hàng đông đảo, trước hết phải xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu muốn nhắm tới.
  • Các hướng đi cho người đam mê về Digital Marketing khi mới bắt đầu vào nghề. Bài chia sẻ này rất cụ thể, dễ hiểu và vô cùng bổ ích
  • Tôi có cô bạn sống ở Bỉ. Mùa đông năm ngoái lạnh quá, cô ấy khoe vừa mở được hộp Cao Sao Vàng bôi vào chân tay
  • Rất nhiều thương hiệu trên thế giới đã biết tận dụng tính tương tác và lan truyền của Digital Marketing kết hợp với những ý tưởng truyền thông sáng tạo để cho ra đời những chiến dịch tiếp thị thành công hơn cả mong đợi.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Masan với tham vọng trở thành nhà nông số 1

Với tham vọng chiếm 50% thị trường thức ăn chăn nuôi sau 5 năm nữa, Masan đang tạo đối trọng mới với kỳ phùng địch thủ CP đến từ Thái Lan

Bên cạnh những hình ảnh thường thấy như mọi năm là mì gói, nước mắm, nước tương, cà phê, Báo cáo thường niên năm 2015 của Tập đoàn Masan công bố vào cuối tháng 4 vừa qua cho thấy, hãng này đã có thêm những sản phẩm xúc xích mới. Đây là những dòng sản phẩm từ 2 công ty mà Masan thâu tóm được từ đầu năm 2015 để hiện thực hóa tham vọng hoàn thiện chuỗi kinh doanh theo mô hình 3F (Feed: thức ăn chăn nuôi - Farm: nông trại - Food: thực phẩm trên bàn ăn).

Công ty mới nhất vừa được Masan thâu tóm là Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco). Trước đó, Masan cũng thực hiện chiến lược mua bán tương tự với Công ty Thức ăn Gia súc Proconco với tỉ lệ nắm giữ mới nhất 52%. Việc sở hữu 52% của Proconco và 70% cổ phần của Anco được Masan thực hiện thông qua một công ty được gọi là Masan Nutri-Science.

Anco - anh là ai?

Anco là doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi được thành lập vào năm 2001 với 2 cổ đông người Việt. Đến năm 2003, công ty này có sự tham gia góp vốn của 3 nhà đầu tư Malaysia với tỉ lệ nắm giữ 61% cổ phần. Anco là công ty thức ăn chăn nuôi có tốc độ phát triển rất nhanh ở Việt Nam. Năm 2014, Công ty đạt tổng công suất sản xuất là 750.000 tấn. Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam năm 2013 cũng thống kê rằng, Anco chiếm khoảng 4% thị phần thức ăn chăn nuôi toàn thị trường. Nhưng Anco đã có một giai đoạn phát triển nhiều sóng gió. Không lâu sau khi phía Malaysia tham gia vào năm 2013, hai nhóm cổ đông Việt và Malaysia đã có những xung đột gay gắt về phân chia quyền lực, sau đó dẫn đến sự ra đi của các nhà đầu tư nước ngoài. Cuối năm 2013, tại phiên họp đại hội cổ đông Anco, người đại diện của Malaysia đã tuyên bố chính thức rút khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Thay vào đó là ông Dương Thanh, người đại diện cho một nhóm cổ đông của Anco chấp nhận mua lại “phần tháo chạy” của Malaysia.

110515-masan-1
Thị phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2013

Vậy Anco quan trọng như thế nào đối với Masan? Theo nhận định của Masan, sự xuất hiện của công ty con Masan Nutri-Science (sở hữu 2 công ty Proconco và Anco) sẽ đem lại cho Tập đoàn một vị thế mới trong ngành thức ăn chăn nuôi trị giá khoảng 6 tỉ USD ở Việt Nam. Proconco và Anco kết hợp lại sẽ là công ty sản xuất thức ăn cho lợn lớn nhất (không bao gồm trại gia công) và là công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau Công ty CP của Thái Lan, với sản lượng thức ăn chăn nuôi cung cấp cho thị trường năm 2014 là trên 1,7 triệu tấn, cùng 2.000 đại lý và 13 nhà máy. Không chỉ có thức ăn chăn nuôi, Anco còn là một khối liên kết thống nhất của 4 công ty chuyên sản xuất và kinh doanh trong các lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc và thực phẩm chế biến, với sản phẩm xúc xích dinh dưỡng dành cho trẻ em Xuxifarm. Trong khi đó, Proconco với sản lượng 1,4 triệu tấn đang chiếm khoảng 8% thị trường. Dù chưa chia sẻ cụ thể về chiến lược phát triển của Masan Nutri-Science (bao gồm Proconco và Anco), nhưng Masan cho biết, họ đã có kế hoạch thay đổi toàn diện công ty này bằng cách áp dụng các chiến lược tốt nhất của ngành hàng tiêu dùng nhanh mà họ từng có kinh nghiệm. Hiện tại, những nhân vật lãnh đạo ở Anco va Proconco vẫn được giữ lại. Ông Ernest Vijyakumar Richards, quốc tịch Malaysia, người được bổ nhiệm vào vị trí CEO của Anco vào cuối năm 2013, vẫn tiếp tục điều hành Anco. Ông Ernest Vijyakumar Richards là một nhà quản trị giỏi được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm làm việc ở nhiều thị trường mới nổi như Ấn Độ, Malaysia và Myanmar. Trong khi đó, ông Phạm Trung Lâm sẽ là người được Masan cử làm thuyền trưởng dẫn dắt quá trình thay đổi toàn diện sắp tới ở Masan Nutri-Science. Ông Lâm từng là Giám đốc Chiến lược Khách hàng của Masan Consumer, một công ty con của Masan rất thành công trong các ngành hàng sản phẩm tiêu dùng và cũng là người đóng vai trò trọng yếu trong việc xây dựng Masan Consumer thành công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Masan cũng phát đi thông điệp rằng họ muốn trở thành nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam với ít nhất 50% thị phần vào năm 2020. Đó là chưa kể đến hồi đầu năm 2015, Masan cũng đã hoàn tất mua lại 100% cổ phần Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Saigon Nutri Food, thuộc Tập đoàn Quang Dũng, chuyên sản xuất xúc xích, đồ hộp và chả giò snack ăn liền tại tỉnh Bình Dương với giá 200 tỉ đồng. Như vậy, qua 3 công ty thuộc nông nghiệp mà Masan mua từ đầu năm đến nay cho thấy Tập đoàn rất lưu tâm đến chiến lược phát triển nông nghiệp trong chu kỳ kinh tế mới.

110515-masan-2

Đối trọng mới của CP

Masan đang bước vào một sân chơi khá hấp dẫn và nhiều đối thủ. Tổng quan ngành thức ăn chăn nuôi có giá trị khoảng 6 tỉ USD, trong khi ngành hàng protein động vật nói chung vào khoảng 18 tỉ USD. Theo lý giải của Masan, tại Việt Nam, sản phẩm thịt được chế biến chiếm tỉ lệ dưới 1% của lượng tiêu thụ thịt, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc (chiếm 13%). Bên cạnh đó, khi mức thu nhập gia tăng, lượng tiêu thụ các sản phẩm thịt chế biến (đóng gói, xúc xích...) cũng sẽ tăng và tập trung chủ yếu vào sản phẩm có độ vệ sinh thực phẩm cao, cũng như thương hiệu lớn.

Tiềm năng của lĩnh vực này không chỉ hấp dẫn Masan. Hồi giữa tháng 3.2015, tập đoàn Hòa Phát cũng chính thức nhảy vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi khi thành lập Công ty Sản xuất Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát (vốn điều lệ 300 tỉ đồng). Với công suất khoảng 300.000 tấn/năm, tập đoàn này có tham vọng chiếm 10% thị phần thức ăn chăn nuôi trong 5 năm tới.

Tiềm năng lớn, nhưng thách thức dành cho Masan hay Hòa Phát cũng lớn không kém. Bởi lẽ, họ phải chạm trán với những tay chơi nước ngoài đang thống trị thị trường này trong gần 20 năm qua như New Hope, Cargill, trong đó mạnh nhất là CP của Thái Lan. CP không chỉ thống trị về thị phần thức ăn chăn nuôi mà còn rất mạnh ở cả ngành hàng protein động vật. Họ đang nắm vị trí số 1 thị trường thức ăn chăn nuôi với 18% thị phần, cũng chiếm khoảng 5% thị phần thịt heo, 30% thị phần thịt gà tại Việt Nam. CP hiện là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi đã hiện thực hóa được quy trình chuỗi khép kín trong lĩnh vực chăn nuôi, tham gia vào tất cả các khâu của chuỗi sản xuất, từ sản xuất con giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi đến chế biến và phân phối thực phẩm.

Vậy liệu tham vọng thống lĩnh 50% thị trường thức ăn chăn nuôi của Masan có thể đạt được khi có “chướng ngại vật” CP? 50% thị phần là một con số không hề nhỏ, đặc biệt với thị trường cạnh tranh cao như thức ăn chăn nuôi. Nhưng nếu như có câu hỏi rằng, có doanh nghiệp Việt nào có thể đấu lại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ngoài như CP hay Cargill, xóa bỏ sự manh mún trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và cả ngành thịt chế biến thì có lẽ không ai có khả năng hơn Masan.
Trước hết, vì Masan là công ty có nguồn lực tài chính mạnh và đủ kinh nghiệm trong sản xuất, phân phối. Họ xác lập mô hình kinh doanh “sở hữu tài sản”, theo đó liên tục huy động vốn từ các tổ chức tài chính và giải ngân vào các công ty hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng. Masan đã huy động được 2 tỉ USD từ các định chế tài chính quốc tế tên tuổi trong những năm qua bằng chính niềm tin về sự lớn mạnh của Tập đoàn. Đây là một nguồn vốn lớn hiếm có doanh nghiệp Việt Nam nào tiếp cận được. Bên cạnh đó, Masan cũng đã tập hợp được một đội ngũ quản lý có kinh nghiệm đến từ các công ty đa quốc gia hàng đầu như Unilever, Nestlé, P&G, Pepsi, OZ Minerals, Placer Dome.

Về sản xuất, kinh nghiệm từ những lĩnh vực hàng tiêu dùng mà họ trải qua trong lịch sử cũng cho thấy khả năng đó. Masan đã vẽ lại thị trường mì gói khi tham gia vào lĩnh vực này, vốn trước đây do Acecook thống lĩnh. Họ cũng nhanh chóng vươn lên dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan sau khi mua lại Vinacafé Biên Hòa. Các ngành hàng nước mắm, nước tương, vốn rất manh mún trước đây, cũng nhanh chóng được Masan thiết lập xu hướng khi tập đoàn này nhảy vào. Và quan trọng hơn cả là các đầu não về tài chính, nền tảng của kinh doanh đã tập hợp mạnh dưới trướng của ông chủ Masan, tạo thành lực đẩy để tập đoàn này “phình to”. Hãy chờ xem những cú ngoạn mục mà Masan sẽ trình diễn trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian tới như thế nào, cũng như lời đáp cho câu hỏi: “Masan có khoác thành công chiếc áo của nhà nông hiện đại”?
Theo NCĐT

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Bộ tài liệu khủng hoảng truyền thông

Giống như rất nhiều thuật ngữ của ngành truyền thông tiếp thị, “khủng hoảng truyền thông” là một thuật ngữ mà Việt Nam vay mượn từ tiếng Anh (dịch nguyên vẹn từ từ “crisis” ra). Theo định nghĩa giáo khoa, khủng hoảng truyền thông “là bất kỳ một sự kiện ngoài ý muốn nào mang mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín của công ty và /hoặc niềm tin của các bên liên quan. Sự kiện có thể là một hành động vi phạm lòng tin, một sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh, cáo buộc bởi các nhân viên hoặc những người khác, một nghị định đột ngột của chính phủ, lỗ hổng trong sản phẩm, hoặc bất kỳ tác động tiêu cực nào khác” hay nói một cách đơn giản, “khủng hoảng là bất kỳ một sự kiện nào có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của công ty đối với công chúng của nó”

bo-tai-lieu-khung-hoang-truyen-thong

Trong bài viết này tối sẽ chia sẻ với các bạn bộ tài liệu về khủng hoảng truyền thông
  1. Truyền thông xử lý khủng hoảng - Diễn Đàn Doanh Nghiệp
  2. Xử lý khủng hoảng - Tác giả: Lê Trần Bảo Phương
  3. Quản trị khủng hoảng ký thuật số 3.0 bằng nội dung - Nguyen Thanh Son, Tổng giám đốc, T&A Ogilvy
  4. Quan hệ với truyền thông khi xảy ra ngoài ý muốn - Le Bros
  5. 5 xu hướng trong quản lý khủng hoảng truyền thông
  6. Quản lý khủng hoảng - Nguyen Hoang Sinh
  7. Case Study Khủng hoảng truyền thông của Nutifood - Ban Chuyên Môn MaC FTU
Dowload tại đây

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Marketing trong thời trang: Hiểu đúng - làm hay

GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm là tiến sĩ xã hội học - kinh tế, nguyên là giáo sư về kinh tế phát triển và chiến lược ngoại thương tại Đại học Tổng hợp Brussels (Bỉ), hiện đang đảm trách một số chương trình hợp tác đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế với nhiều trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và tư vấn cho một số doanh nghiệp lớn.


Với bề dày trên 30 năm nghiên cứu, giảng dạy đại học và làm tư vấn về chiến lược phát triển cho nhiều tập đoàn ở các nước Âu - Mỹ, ông đã chia sẻ với người đọc Việt Nam nhiều kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm sống qua một số đầu sách như: Ngộ; Dấu ấn thương hiệu: Tài sản và giá trị (3 tập); Thị trường - Chiến lược - Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp. Và đầu tháng 11 vừa rồi, NXB Trẻ vừa phát hành cuốn sách mới nhất của ông: Từ Marketing đến Thời trang và Phong cách sống.

Làm sáng tỏ những nội hàm và phương pháp, công cụ cơ bản của triết lý và tư duy marketing, ứng dụng đường hướng marketing ấy trong lĩnh vực thời trang là những nội dung chính mà GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm chuyển đến bạn đọc qua cuốn sách này.

Marketing là gì? Rất nhiều người làm kinh doanh còn chưa hiểu hết ý nghĩa của từ này. Marketing vẫn được chuyển ngữ là "tiếp thị" - tức đón nhận, gặp gỡ, kết nối thị trường. Nhưng như vậy là mới chỉ hiểu được khái niệm này ở dạng mô tả, chưa nắm được bản chất của nó: đón nhận, gặp gỡ, kết nối thị trường để làm gì, với mục đích chủ yếu gì, có cứu cánh gì?

GS. Thiêm giải thích: "Thuộc tính của từ marketing khởi nguyên với việc kết nối hai từ, hai ý niệm cơ bản: một là "market: thị trường" và hai là "-ing" vốn là một hậu tố thể hiện động thái, chính xác là tính đang chuyển động. Từ đó, marketing có nguyên nghĩa đầu tiên là sự chuyển dịch của thị trường, chính xác là những động năng làm nên sự vận hành của thị trường. Do vậy, triết lý cơ bản của marketing phải là tìm cách chuyển hóa sự vận hành ấy theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp, nghĩa là mang đến những giá trị cộng thêm cao nhất cho doanh nghiệp và các đối tác liên quan, từ trực tiếp đến gián tiếp".

Theo tác giả, quan niệm về thời trang cũng mắc phải khuyết điểm tương tự, với "định nghĩa" rằng: "thời" là hiện tại, là thời đại; "trang" là trang phục, áo quần.

GS. Thiêm cho biết: "Trong tiếng Anh, từ "fashion" bắt nguồn từ gốc tiếng Pháp "à la façon de" nghĩa là "theo kiểu cách của...". Và những thể loại lẫn lĩnh vực "theo kiểu cách của" không chỉ chủ yếu là trang phục, mà còn cơ bản là trang điểm, trang sức, trang bị và cả những đường hướng trang trí, trang hoàng cho hoàn toàn nhất quán nhằm làm nổi trội cả một tổng thể được nhắm đến".

Theo đó, "Thực chất, thời là sự phù hợp với một khoảng thời gian, không gian cùng những con người nhất định; trang là tô điểm, làm cho đẹp hơn, nổi bật lên".

GS. Thiêm viết: "Trong lĩnh vực thời trang, rất nhiều kiểu cách của nhiều chủng loại hàng hóa phải bổ trợ cho nhau, tương tác, hòa thông với nhau, để góp phần tạo nên trào lưu thời thượng, khuynh hướng thời trang, phong thái đặc thù trong cuộc sống và luôn cả thần thái đặc trưng của một cá nhân. Bởi lẽ đơn giản là phong cách sống không bao giờ nằm trong một thể loại hàng hóa duy nhất mà trong tất cả các hàng hóa thuộc sở hữu của người tiêu dùng, nghĩa là trong tổng thể quá trình mua sắm của họ, phù hợp với quan niệm của bản thân họ về cuộc sống và với mức sống của họ".

Như vậy, việc đào sâu chủ đề marketing sẽ không chỉ hữu dụng riêng cho các doanh nghiệp chuyên về thời trang, mà còn cần thiết trong rất nhiều lĩnh vực có liên quan đến phong cách sống lẫn quan niệm sống.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn online

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

PR Việt Nam

Tôi có cô bạn sống ở Bỉ. Mùa đông năm ngoái lạnh quá, cô ấy khoe vừa mở được hộp Cao Sao Vàng bôi vào chân tay, ấm lắm, "nhưng mà khiếp quá, mở mất ba mươi phút, toát hết mồ hôi".
Tôi cười lăn vì vẫn còn nhớ hộp cao thần thánh này, phải nói mở được nó là một kỳ công pha trộn giữa may mắn, kỹ thuật và nghệ thuật. Phải thẳng cánh quật nó xuống nền nhà, mà quật nghiêng cơ, chứ nếu quật thẳng khiến mặt bẹt áp xuống đất thì nó càng dính chặt. Quật xong chạy theo nhặt lên xem bung nắp chưa, nếu chưa lại quật xuống lần nữa, lần nữa, cứ thế. Cũng có khi vừa quật xuống thì hai nửa hộp bằng kim loại sẽ hé ra, phải thò ngón tay vào cạy tiếp cho chúng tách hẳn. Mở một hộp cao tròn dẹt, dày độ hai phân, đường kính gấp đôi nút home của iPhone mà có khi cả nhà thay phiên nhau vẫn không được.

Bên kia bạn tôi bảo ban đầu mở bằng ngón tay, xong mở bằng móng tay, lần nào cũng gãy móng cho đến khi phát minh được cách mở hộp như trên. Nhưng sàn nhà chung cư khá mỏng, quật lên quật xuống đèn đẹt thì hàng xóm bên dưới phàn nàn. Chính vì thế mà một túi mấy chục hộp cao được mẹ dúi cho cách đây hai mươi năm vẫn nguyên xi, theo chân cô ấy từ sinh viên, đến khi đi làm, lấy chồng, có con, đi khắp các châu lục trên thế giới đến giờ vẫn còn đến năm sáu hộp mới tinh khôi, mặc dù chất lượng tốt lắm. Chồng cô ấy thích nhất sau khi tập thể thao được massage bằng thứ dầu thơm và nóng ấy, hay khi trẻ con bị đầy hơi thông thường, xoa quanh rốn chúng lát sau sẽ hết.
Nhiều năm trôi qua, chai dầu xanh Singapore đánh bật Cao Sao Vàng ra khỏi túi áo người tiêu dùng. Ở Sài Gòn bây giờ tôi không biết mua Cao Sao Vàng chỗ nào. Nhưng mới năm ngoái, trên trang eBay và Amazon, rộ lên thông tin Cao Sao vàng Việt Nam giá bán 2 USD đến 4 USD mà cháy sạch hàng. Có lẽ người tiêu dùng nước ngoài đã phát minh ra cách mở hộp cao hiệu nghiệm hơn chăng?
Hôm trước, trong buổi gặp giữa doanh nghiệp trang trại với câu lạc bộ phóng viên nông nghiệp TP HCM, ông Lâm Viên, Tổng giám đốc công ty Vinamit bức xúc nói Thái Lan làm rất tốt việc PR sản phẩm, chính Thủ tướng họ trực tiếp làm; còn ở Việt Nam chưa thấy ai làm việc này cả mặc dù Việt Nam có nhiều sản phẩm nông sản đặc sắc được bạn hàng nước ngoài ca ngợi như tiêu, chanh dây, khoai...



Ông Viên nói không sai tí nào. Nhưng muốn PR có hiệu quả lâu dài thì sản phẩm phải ưng lòng thượng đế đã, chớ để mở một hộp dầu mà phải qua đào tạo và gắn móng tay giả thì cực lòng quá, thôi chuyển qua mua chai dầu xanh hai nắp vặn nhẹ nhàng cho rồi.

Bao bì bắt mắt là yếu tố níu khách đầu tiên của sản phẩm. Nhưng bao bì và tính tiện dụng của không ít sản phẩm Việt Nam thường không được doanh nghiệp đầu tư. Trên đầu chai dầu ăn, chai nước mắm có vòng nhựa giật nhưng nhiều loại giật phát đứt bay cái vòng chứ không bung được nắp ra. Bánh kẹo, đặc biệt các nhãn hàng quốc doanh phía Bắc, từ hàng chục năm nay vẫn trung thành với kiểu bao nilon hàn một đầu, bên trong lăn lóc mảnh giấy ghi nhãn in nhem nhuốc. Các loại thức ăn sẵn hoặc đóng hộp to đùng, hoặc để nguyên miếng rất lớn, hoặc phải chế biến cầu kỳ. Ít có sản phẩm nào chiều người dùng như một loại thức ăn vặt của Nhật, trong một túi nilon nhỏ có đến bảy loại đủ mặn ngọt, mỗi thứ chỉ vài miếng nhưng gộp lại rất vừa vặn cho khẩu phần ăn vặt của một nhân viên văn phòng lúc 3h chiều chẳng hạn.

Chất lượng của sản phẩm thì quá nhiều thông tin không tốt. Ví dụ như với hàng nông sản, tôi xin nhắc lại lời ông Lâm Viên: "Xoài từ lúc ra bông đến khi thu hoạch, nhà vườn phun đến 40 lần thuốc các loại. Chính chúng tôi mua hàng Việt Nam cũng sợ".

Chúng ta cứ chê bai thị trường Trung Quốc, nhưng thực tế chỉ có thị trường Trung Quốc chịu mua nông sản như thế này của Việt Nam. Do thói quen và do thiếu hiểu biết, số đông nông dân dễ dàng chấp nhận mỗi năm đổ ra lượng tiền lớn hơn để mua phân thuốc mới nhất, được quảng cáo là mạnh nhất. Đất đai Việt Nam giờ không đủ chuẩn để canh tác nông nghiệp hữu cơ, do nông dân mình quá lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học suốt hàng chục năm nay. Ông Viên kể, ông hỏi người bạn Đan Mạch có nhà máy chế biến tiêu ở Việt Nam xem có cách gì làm nông sản sạch hơn không, ông này trả lời chịu, chỉ có cách rửa sạch nguyên liệu nhiều lần và trộn với sản phẩm đạt chuẩn để giảm bớt dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng như thế là tự làm giảm chất lượng.

Vào nhiều vườn trái cây ngọt tứa nước, đáng lẽ phải rất nhiều kiến nhưng hầu như chẳng có. Côn trùng và các hệ vi sinh vật có lợi trong đất hầu như đã bị thuốc giết hết. Thành ra mới có chuyện thoạt nghe như hài hước trong nông nghiệp Việt Nam là ông nông dân Đoàn Văn Le ở Trảng Bom (Đồng Nai) tỉ mẩn nuôi kiến vàng để ăn sâu, làm sạch vườn trái cây của gia đình.
Với hiện trạng bi đát như thế và hứa hẹn sẽ còn kéo dài, tôi nghĩ không có cách nào để PR tốt cho hàng Việt Nam.
Hoàng Xuân